-->
Games Mới :
Home » , , , , » [PS1] Hướng Dẫn Giả Lập PS 1

[PS1] Hướng Dẫn Giả Lập PS 1

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012 | 0 nhận xét



* Giới Thiệu
Sau khi cho ra mắt hệ SNES vào năm 1991, Nitendo bắt đầu nghĩ đến việc cho ra đời các series games trên CD-ROM thay cho dạng đĩa mềm lỗi thời! Vì dứng trong thế tiến thoái lưỡng nan của dòng games NES trước các hệ console khác (SEGA, NEC) Nitendo đã hợp tác cùng Sony cho ra đời Playstation 1, 1 hệ máy sử dụng ổ CD-ROM đầu tiên! các tựa games tung ra liên tục và tiêu thụ hơn 680 games trong thời gian đầu ra mắt, nhưng tệ thay! Nitendo đã nhận ra rằng Sony đã quá khéo léo khi chấp nhận chuyển tất cả các games NES sang PS1, kết quả là NES gần như mất ưu thế do hóa thành PS1 (NES collection trên PS1).
Không muốn bị lệ thuộc, Sony đã làm việc tích cực để hoàn thiện và phát triển cho PS1, từ những game 16 bit đơn giản của kĩ nguyên 3D đầu tiên! họ đã cho ra lò những tựa games hỗ trợ 32 bit, tạo 1 khoảng cách xa với dòng NES 2D. Sự nỗ nực nhiều năm đã cho thành quả xứng đáng, mức độ ảnh hưởng và tiêu thụ về lượng máy và games vượt qua cả Saturn của SEGA lúc bấy giờ! (giá 1 máy là 100 $ trong thời điểm đó)
PS1 ra mắt tính cột mốc từ năm 1994, và gần như hoàn thiện! Nó thu hút hàng trăm nhà đầu tư, để lại nhiều tựa games nổi tiếng! như Konami, Capcom, Nasume …. Cùng thời điểm ấy! có nhiều hệ máy khác cạnh tranh khốc liệt như N64, Dreamcast, và vẫn là Saturn nhưng PS1 ko hề lung lây trong lòng người mộ điệu! Nếu đem so với các games hiên nay! PS1 có thể liệt vào hạng games “khá là xấu” nhưng do ấn tượng đẹp ko hề lưu mờ như series FF, các games đồi kháng đình đám! hàng loạt games Platfroms Static … Mang lại trạng thái cân bằng cho PS1
Mức độ cải tiến cho dòng máy PS1 có phần nhẹ nhàng! nên các games trong khoảng 94-2002 gần như chạy tốt trên cùng 1 máy đời 97 98. Tuy vậy đến 1999 sony đã ấp ủ để cho ra đời PS2, mở ra 1 trang mới cho PS!

* Chơi game playstation 1 trên pc bằng phần mềm giả lập
PlayStation 1 tuy đã cũ, nhưng số lượng game hay trên hệ máy vẫn đủ sức khiến bạn phải chơi lại. Nếu không có máy PS1, nhưng lại có máy vi tính thì bạn vẫn có thể chơi được các trò trên hệ máy này.
Đầu tiên bạn cần phần mềm để biến – giả lập chiếc Vi tính của bạn thành máy PlayStation 1. Có nhiều phần mềm thực hiện được điều này, nhưng trong khuôn khổ bài viết, xin giới thiệu với các bạn phần mềm ePSXe. Đây là phần mềm được đánh giá tốt nhất, với rất nhiều chức năng, cấu hình cũng đòi không cao, đặc biệt là có thể chạy được hầu như tất cả game PS1.
Phần mềm này bạn có thể Download ở phần Emulator giả lập phía dưới. Ngoài ra các phần mềm giả lập PS1 khác cũng điều được post ở đó.
Khi đã có phần mềm ePSXe trong máy, bạn cần có game để chơi. Game PS1 bạn có thể ra hàng đĩa hỏi mua hoặc Download từ trên mạng về. Nhưng trước khi quan tâm đến game nào mình sẽ chơi, bạn cần biết cách sử dụng phần mềm ePSXe trước đã. Tham khảo cách sử dụng phần mềm này ở phần Hướng dẫn sử dụng phía dưới.

* Emulator giả lập : ePSXe



Các bạn có thể vào đây down giả lập được cập nhanh nhất. Nhưng mà chỉ cập nhập bản mới thôi. Bản cũ sẽ bị xóa ngay.
Download tại trang chủ

*Các giả lập dưới đều đã có đầy đủ Bios, Plugin, Memcard ... Chỉ mở lên chọn game là bụp
ePSXe v1.5.2 [Download]
ePSXe v1.6.0 [Download]
ePSXe v1.7.0 [Download]
Tốt nhất là các bạn Download hết cả 3 bản này về, game nào chơi không được trên bản này sẽ chơi tốt trên bản khác.

WNASPI32.DLL [Download]
Công dụng: Sửa lỗi thiếu file WNASPI32.DLL cho trình giả lập ePSXe. Thiếu file này vẫn có thể chơi được, nhưng khi chỉnh config sẽ hiện bảng thông báo, rất khó chịu. Copy file này vào folder của trình giả lập.

Zlib1.dll [Download]
Công dụng: Sửa lỗi thiếu file zlib1.dll trong ePSXe v1.70. Thiếu file này bản 1.70 sẽ không chơi được. Copy file này vào folder của trình giả lập.


* Phần mềm hỗ trợ cho ePSXe
2 phần mềm Memory Card Manager và MemTools bị thiếu file Msvbvm50.dll. [Download]

Memory Card Manager [Download]
Công dụng: Tạo mem card mới, xóa các dữ liệu save của game, chuyển đổi dữ liệu save giữa 2 mem card... Rất hữu ích đấy nhé.

MemTools [Download]
Phần mềm hỗ trợ cho ePSXe.
Công dụng: Chuyển đổi qua lại các định dạng mem card.

PSX mem icons [Download]
Phần mềm hỗ trợ cho ePSXe.
Công dụng: Tạo Icon cho các file Memory Card giúp trực quan hơn khi sử dụng.

IceTea [Download]


Công dụng: Chuyển đuôi PBP sang đuôi ISO và ngược lại.
Cách dùng: Để chuyển đuôi PBP sang ISO chọn: Eboot > Extract PSX ISO from EBoot.

Ecm [Download]

Công dụng: Chuyển đuôi .img.ecm sang đuôi img và ngược lại.
Cách dùng: Kéo, bỏ file có đuôi img.ecm vào file unecm.exe để chuyển sang đuôi img. Tương tự với file ecm.exe để nén sang đuôi img.ecm.

* Hướng dẫn thiết lập giả lập ePSXe
Phần mềm ePSXe v1.7.0
Thiết lập cấu hình phần mềm
Phần mềm ePSXe đòi hỏi bạn phải cấu hình nhiều thứ như: Bios, Video, Sound… trước khi chơi. Sau đây là hướng dẫn lần lượt các cấu hình cho phần mềm.

Cấu hình Bios
Chọn Config >>> Bios. Tại cửa sổ mới ấn vào nút Select.
Tại bảng chọn File, chọn File có tên là: SCPH1001.BIN khi đó sẽ giống như hình dưới.


Ấn OK để kết thúc quá trình cấu hình Bios cho phần mềm.
* Bios scph1001 dùng tốt nhất cho các game bằng tiếng Anh. Đối với các game bằng tiếng Nhật bạn nên chọn Bios scph9002.

Cấu hình Video
Thiết lập cấu hình Video để phần mềm cho chất lượng hình ảnh tốt nhất. Để thiết lập cấu hình Video cho phần mềm bạn chọn: Config >>> Video.
Tại cửa sổ mới, bạn tùy chọn một trong các Plugin sau:
- Pete’s D3D Driver
- Pete’s OpenGL Driver
>>> Bạn chọn cái nào thì ấn vào cái đó để xem cách cấu hình chi tiết.
Trên là các Plugin đồ họa được sử dụng nhiều nhất trên ePSXe, với chúng bạn có thể chơi hầu như tất cả các game với chất lượng đồ họa cao.

Cấu hình Sound
Thiết lập cấu hình Sound để phần mềm cho chất lượng âm thanh tốt nhất. Để thiết lập cấu hình Sound cho phần mềm bạn chọn: Config >>> Sound.
Tại bảng mới chọn Plugin là ePSXe SPU core.

Phiên bản của bạn có thể khác so với hình
Đây là Plugin đơn giản không phải cấu hình, nhưng cho chất lượng âm thanh khá tốt. Ngoài Plugin này, các bạn có thể tùy chọn Plugin khác theo sở thích.

Cấu hình Plugin CD-ROM
Cấu hình này giúp phần mềm đọc đĩa game tốt nhất. Để cấu hình chọn: Config >>> Cdrom.
Tại bảng mới chọn Plugin tùy theo nhu cầu của bạn. Ví dụ:
- Chơi bằng đĩa trực tiếp hoặc bằng ổ ảo thì nên chọn Plugin nào có chữ CD trong tên gọi.
- Chơi bằng file, nên chọn Plugin có chữ Image trong tên gọi.
Ở đây mình sử dụng Plugin ISO Image Driver Plugin để đọc đĩa.


Khi thiết lập xong ấn nút OK để kết thúc quá trình cấu hình CD-Rom.

Plugin CD-Rom khá quan trọng. Nếu bạn không chạy được game, bị tình trạng màn hình đen xì khi chơi thì có nghĩa là bạn đã chọn sai Plugin CD-Rom. Thử dùng cái khác xem.

Đây là Plugin đọc đĩa mình đang dùng, nên ưu tiên giới thiệu với các bạn. Ngoài cái này còn khá nhiều Plugin khác, các bạn nên tìm hiểu, thử nghiệm thêm.

Cấu hình GamePad
Chỉnh nút, chọn loại tay cầm. Để thiết lập chọn: Cofig >>> Game Pad >>> Port x >>> Pad 1
Tại cửa sổ mới chỉnh nút theo ý thích của bạn.


Ngoài ra tại bảng này có một một phần lựa chọn rất quan trọng (ở phía trên cùng bên phải) để thiết lập kiểu tay cầm như:
- [SXXX-0000] Disabled: Không dùng.
- [SCPH-1080] Digital: Tay PlayStation 1 thông thường.
- [SCPH-1090] Mouse/Digital [F5]: Tay PlayStation 1 thông thường + Hỗ trợ chuột.
- [SCPH-1150] DualAnalog [F5]: Hỗ trợ tay cầm có hai phím Analog.
- [SCPH-1200] DualShock [F5]: Hỗ trợ tay cầm PlayStation 2 (có chế độ rung).
Để chơi được rung, tất nhiên game PlayStation 1 đó phải hỗ trợ rung, và tay cầm cũng phải rung được.
- [SLEH-0003] Namco Negcon/Digital [F5]: Tay cầm kiểu Namco.
- [SLEH-0007] Namco G-con45/Digital [F5]: Tay cầm + Súng.

Nếu bạn sử dụng phiên bản cũ, hoặc mới hơn (bài viết sử dụng ePSXe v1.7.0), một số lựa chọn sẽ khác hoặc không tồn tại.

Memory Card
Tạo các file để lưu game giống như máy PlayStation 1 thật. Chọn Config >>> Memory Card giao diện khi đó sẽ như thế này:

Ấn nút Select, tại cửa sổ mới, đánh tên Memory card cần tạo vào ô File name sau đó ấn Open để tạo.
Trên là cách tạo Memory card mới, còn muốn load Memory card cũ thì chỉ việc tìm đến vị trí bạn đã lưu file Memory card đó, sau đó chọn cái cần load rồi ấn Open.

Xong! Như vậy bạn đã cấu hình xong cho phần mềm ePSXe. Trên chỉ là cách cấu hình để bạn chơi được nhiều game nhất, tức chưa phải là cách cấu hình để chơi được toàn bộ các trò PS1.Vì vậy nếu trò nào không chơi được, bạn có thể tự mình thiết lập cấu hình.

*Load Game
Phần này sẽ hướng dẫn các bạn cách nạp game để chơi bắt đầu chơi. Thay đổi đĩa đối với những game có nhiều đĩa như trò Final Fantasy IX…

Nạp game
Đầu tiên bạn phải xác định xem mình chơi bằng gì. Ở đây là chơi bằng đĩa thật hay bằng File.
- Nếu chơi bằng đĩa bạn chọn: File >>> Run CDROM.
- Còn nếu chơi bằng File thì chọn: File >>> Run ISO. Tại bảng vừa hiện ra trỏ đến File cần chơi.
Các file game PS1 thường có đuôi sau: ISO, BIN, IMG, CCD, MDF. Nếu gặp phải các file đuôi dạng khác, các bạn nên tìm phần mềm chuyển đuôi về các dạng cơ bản trên, nếu không có thể phần mềm giả lập sẽ không đọc được, dẫn đến tình trạng màn hình đen khi load game.

Đổi đĩa
Khi kết thúc một đĩa, để chuyển disc bạn chọn:
File >>> Chance Disc >>> CDROM nếu chơi bằng đĩa thật.
File >>> Chance Disc >>> ISO nếu chơi bằng file.
Về nguyên tắc là vậy nhưng trong thực tế khi dùng có nhiều bạn không thể Chance Disc được mặt dù đã làm đúng theo bước trên.
Vì thế mình sẽ tổng hợp lại một số cách, mẹo để vượt qua lỗi này:
1. Đầu tiên nếu khi Chance Disc bị tình trạng màn hình đen, hãy tìm xem mình có dính lỗi nào đó mà dẫn đến tình trạng màn hình đen không.
2. Khi Chance bằng file ISO (bằng file ảo) bị lỗi, mount file ảo vào ổ đĩa, chuyển sang Chance bằng Disc.
3. Thao tác của mình khi Chance Disc: Khi báo đòi đĩa tiếp, không ấn gì cả, ấn Esc ra ngoài (không thoát phần mềm), mount đĩa ảo hoặc cho đĩa thật vào ổ. Sau đó chọn: Run >>> Continue.
4. Khi đã thử hết cách Chance Disc trên ePSXe mà không được, chúng ta sẽ dùng phần mềm giả lập khác để Chance Disc. Ở đây mình muốn nói là dùng phần mềm pSX. pSX dùng được phần nhớ của ePSXe nên khá tiện. Bạn có thể Download phần mềm này ở mục Emulator GIẢ LẬP phía trên.
+ Chạy pSX, chỉnh đường dẫn đến vị trí file nhớ của ePSXe cho pSX (không phải Quick Save), xem mục SỬ DỤNG NÂNG CAO để biết chỗ đặt phần nhớ của ePSXe. Load game, load phần nhớ cuối, Chance Disc.
+ Chơi nhớ lại, chơi bằng ePSXe.

Phần này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng những phím tắt, thao tác cơ bản khi chơi game bằng giả lập với hai Plugin thông dụng nhất là: Pete’s D3D Driver và Pete’s OpenGL Driver.

Các phím tắt
- Phím F1: Quick Save.
- Phím F2: Lựa chọn các ô Quick Save. Có tối đa là 5 ô.
- Phím F3: Quick Load.
- Phím F8: Chụp ảnh, lưu vào thư mục “snap” của trình giả lập.
- Tổ hợp phím ALF + ENTER: Thay đổi giữa chế độ Cửa sổ và Toàn màn hình.
- Phím INSERT: Ẩn/hiện bảng thông tin của Plugin Video đang dùng nếu bảng Quick Menu không được bật, hoặc hiện những trợ giúp cho Quick Menu khi nó được bật.
- Phím DELETE: Ẩn hiện bảng Quick Menu.

Quick Menu
Chức năng của bảng này dùng để điều chỉnh hình ảnh khi đang chơi.
Để ẩn hiện bảng Quick Menu bạn sử dụng phím DELETE. Bảng Quick menu là cái bảng ở trên cùng màn hình game. Nó giống như thế này:
‘fps xxxx.x fl< fs od fi di am ab fa ft gf 0 * 2x ax’ Cách sử dụng bảng này: - Phím PAGE UP và PAGE DOWN: Dùng để di chuyển. - Phím HOME và END: Dùng để thiết lập giá trị. - Phím DELETE: Dùng để Ẩn/Hiện bảng. Và đây ý nghĩa của chúng: Pete’s D3D Driver FPS: frames per second, higher means better >>>> Cái này dùng để chỉnh tốc độ Game >>>> Rất tiện.
FL : Frame rate limiter (none, manual, auto-detect)
FS : Frame skipping
OD : Offscreen drawing (none, minimum, standard, enhanced, extended)
AM : Alpha multipass
FI : Filtering (none, standard, extended, std without sprites, ext w/o sprites, std+smoothed sprites, ext+smoothed sprites)
AB : Advanced blending (off, software, hardware)
FA : Framebuffer access (emulated vram, reads, moves, reads&moves, FVP)
FT : Framebuffer texture (emulated vram, black, gfx card buffer, gfx card buffer + software)
GF : Special game fixes
DI : Dithering
0 : Screen smoothing
: Smiley: mmm… not used with d3d yet, I think
[ : Filled Smiley: palettized texture windows support
* : Shining sun… “Hardware” Advanced blending is activated and supported nicely with your card
2x : 2xSaI hi-res textures
A/D/G/Mx : Analog/Digital/Gun/Mouse mode and pad number. If the main can tell the gpu the pad mode, the proper info will get displayed M : PSX Mouse mode activated (otherwise the emu is using a digital pad mode)
< : Arrow for selecting Pete’s OpenGL Driver FPS: frames per second, higher means better >>>> Cái này dùng để chỉnh tốc độ Game >>>> Rất tiện.
FL : Frame rate limiter (none, manual, auto-detect)
FS : Frame skipping
OD : Offscreen drawing (none, minimum, standard, enhanced, extended)
AM : Alpha multipass
FI : Filtering (none, standard, extended, std without sprites, ext w/o sprites, std+smoothed sprites, ext+smoothed sprites)
AB : Advanced blending
FA : Framebuffer access (emulated vram, reads, moves, reads&moves, FVP)
FT : Framebuffer texture (emulated vram, black, gfx card buffer, gfx card buffer + software)
GF : Special game fixes
DI : Dithering
0 : Screen smoothing/Screen cushion
: Hollow Smiley: packed pixel support in 5551/4444 texture modes
[ : Filled Smiley: palettized texture windows support
( : Moon: 100% perfect subtract blending
* : Shining sun… Advanced blending is activated and supported nicely with your card
2x : 2xSaI hi-res textures
A/D/G/Mx : Analog/Digital/Gun/Mouse mode and pad number. If the main can tell the gpu the pad mode, the proper info will get displayed
< : Arrow for selecting

* Sử dụng nâng cao
Tạo phần mềm ePSXe hoàn chỉnh của riêng mình

Khác với những gói Download ở được giới thiệu ở trên mạng hay ở trang Web mình, khi bạn Download giả lập ePSXe từ trang chủ của nó về sẽ chưa có Bios, Plugins gì cả. Bạn phải tự tìm các thứ này. Các thứ này các bạn có thể dể dàng tìm thấy trên mạng. Hoặc có thể tham khảo các website cho phép Download những thứ này ở mục PSX Websites phía dưới.
Sau khi có đủ Bios, chọn các Plugin tốt và phần mềm ePSXe gốc bạn chỉ việc làm theo các bước dưới để ghép lại thành phần mềm hoàn chỉnh.
- Copy file Bios vào thư mục bios của trình giả lập ePSXe. Fle Bios có đuôi BIN.
- Copy các Plugin bạn có vào thư mục plugins của trình giả lập. Thông thường các Plugin được nén lại thành file zip, bạn cần giải nén chúng ra. Plugin có đuôi DLL.
Như vậy là bạn đã tạo xong một gói phần mềm ePSXe chi riêng mình với các Plugin do chính bạn chọn lựa.
* Nếu báo bị thiếu file zlib1.dll hay WNASPI32.DLL các bạn có thể lên mạng tìm kiếm các file này hoặc có thể Download chúng ở mục Emulator giả lập phía trên bài viết.
Vị trí file nhớ của ePSXe

Như bạn biết giả lập ePSXe có hai kiểu nhớ: Nhớ theo Memcards (như máy PS1 thật) và Quick Save (thế mạnh của trình giả lập). Các file này được lưu ở:
- Memcards: Trong folder memcards ở chỗ trình giả lập.
- Quick Save files: Trong folder sstates ở chỗ trình giả lập.
Việc biết vị trí file nhớ rất quan trọng, trường hợp như một số game chơi ở ePSXe v1.6.0 bị lỗi phải chuyển sang phiên bản khác, chẳng lẽ chơi lại từ đầu. Khi đó bạn chỉ việc copy file nhớ sang trình giả lập mới là được. Hoặc chia sẻ thành quả chơi game cho bạn bè.
* Những câu hỏi thường gặp

Hỏi: Màn hình đen khi load game, không hiện gì hết? Hay khi chơi đến một số đoạn màn hình đen xì, không hiện gì nữa?
Đáp: Bị tình trạng trên có thể do các nguyên nhân sau:
- Trường hợp load game bị màn bị hình đen xì:
+ Nguyên nhân là bạn do cấu hình hoặc chọn Plugin không phù hợp (Plugin CD-Rom, Video…). Để khắc phục bạn nên chọn Plugin khác hoặc cấu hình thử nghiệm lần lượt từng mục.
+ Một nguyên nhân khác là do phần mềm giả lập không đọc được file. Các file game PS1 thường có đuôi sau: ISO, BIN, IMG, CCD, MDF. Nếu gặp phải các file đuôi dạng khác, các bạn nên tìm phần mềm chuyển đuôi về các dạng cơ bản trên. Các phần mềm chuyển đuôi bạn có thể tìm thấy ở mục PHẦN MỀM HỖ TRỢ phía bên trên bài viết.
+ Trình giả lập không chơi được game này, thử dùng phiên bản khác, hoặc trình giả lập khác.
- Trường hợp đang chơi, đến một cảnh nào đó bị màn hình đen:
+ Do cấu hình hoặc chọn Plugin không phù hợp.
>>> Trước đây mình bị lỗi này khi chơi game Final Fantasy IX. Khi đến đoạn vào cơn lốc thì màn hình đen không load gì nữa. Mua ba bốn cái đĩa khác vẫn bị như vậy. Chán nản, bỏ bẵng một thời gian. Một lần thử lại, chỉnh lung tung cấu hình CD-Rom lại được.
Hỏi: Khi chơi một số trò như FF 8, FF 9 tôi không thấy bảng điều khiển chiến đấu đâu cả?
Đáp: Để khắc phục, bạn chọn mục Special games fixes ở bảng Config Video. Hoặc có thể sử dụng trực tiếp bảng Quick Menu để sửa lỗi khi đang chơi.

* PSX Website
Download Bios, Plugins…
http://www.pbernert.com/html/gpu.htm
http://www.emuxhaven.net/pluginpsx.shtml
http://www.zophar.net/utilities/psplugins.html
http://www.emulator-zone.com/doc.php/psx/psxplugins-tools.html
Nguồn: sallneed.wordpress.com
Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Get-Game - All Rights Reserved
Template Modify by Creating Website
Proudly powered by Free Blogger Template